Thuế thu nhập cá nhân là gì? Các quy định về thuế thu nhập cá nhân hiện tại như thế nào?

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết hơn về thuế TNCN, các vấn đề của thuế TNCN. Mời bạn cùng GA Accounting khám phá chi tiết ngay sau đây nhé!

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế trực thu tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Thuế TNCN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách. Là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân nhằm góp phần vào sự phát triển của đất nước.

thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế TNCN không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp vừa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.

Đối tượng nộp thuế TNCN

Đối tượng phải nộp thuế TNCN bao gồm:

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế:

  • Đối với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập.
  • Đối với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Hiện tại có 3 cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau:

  • Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên
  • Khấu trừ 10% dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ
  • Khấu trừ 20% đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài.

Công thức tính thuế TNCN chung:

(1) Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

(3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản miễn thuế, không chịu thuế

Thuế TNCN sẽ được tính theo tháng, kê thai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân được tính tại thời điểm trả thu nhập.

Ví dụ:

Tiền lương tháng 12/2019 trả và tháng 01/2020 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1/2020.

Tiền thưởng tết âm lịch 2020 trả vào tháng 2/2020 thì cộng vào thu nhập tính thuế TNCN của tháng 2/2020.

Các bước tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1. Tính tổng thu nhập

Bước 2. Tính các khoản được miễn

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên sau khi tính được thu nhập tính thuế thì chỉ cần lấy thu nhập tính thuế x thuế suất (phương pháp Biểu lũy tiến từng phần – Tính từng bậc thuế sau đó cộng lại). Chi tiết theo bảng sau:

Bậc thuếPhần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)Thuế suất (%)
1Đến 60Đến 55
2Trên 60 đến 120Trên 5 đến 1010
3Trên 120 đến 216Trên 10 đến 1815
4Trên 216 đến 384Trên 18 đến 3220
5Trên 384 đến 624Trên 32 đến 5225
6Trên 624 đến 960Trên 52 đến 8030
7Trên 960Trên 8035

Cách tính thuế rút gọn

Để việc tính toán thuận tiện hơn, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

BậcThu nhập tính thuế/ tháng (triệu đồng)Thuế suất (%)Tính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 550 trđ + 5% TNTT5% TNTT
2Trên 5 đến 10100.25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10% TNTT – 0.25 trđ
3Trên 10 đến 18150.75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0.75 trđ
4Trên 18 đến 32201.95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1.65 trđ
5Trên 32 đến 52254.75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT – 3.25 trđ
6Trên 52 đến 80309.75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT – 5.85 trđ
7Trên 803518.15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT – 9.85 tr

Hoặc bạn có thể tính thuế TNCN vô cùng nhanh chóng tại: hệ thống tính thuế TNCN online.

Các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân

thuế thu nhập cá nhân

Theo điều 4, Luật thuế thu nhập cá nhân quy định các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN cụ thể như sau:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng, cha để, mẹ đẻ với con đẻ,…
  • Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất (QSDĐ) ở. Các tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có 1 nhà ở, đất ở duy nhất
  • Thu nhập từ giá trị QSDĐ của cá nhân được nhà nước giao đất
  • Thu nhập từ nhận thừa kếhay quà tặng là BĐS giữa vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…
  • Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật
  • Thu nhập từ tiền lãi gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ HĐ bảo hiểm nhân thọ

Các khoản giảm trừ gia cảnh

Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 như sau::

  • Mức giảm trừ đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/ tháng (132 triệu đồng/năm)
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 4,4triệu đồng/ tháng

Người nộp thuế cần lưu ý một số vấn đề sau:

Việc giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc: Mỗi người phụ thuộc chỉ được giảm trừ 1 lần vào một đối tượng nộp thuế.

Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng bao gồm:

  • Con chưa thành niên, con bị tàn tật, không có khả năng lao động
  • Các cá nhân không có thu nhập hoặc thu nhập không vượt quá mức quy định. Bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, bố mẹ đã hết tuổi lao động.

Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN

Bên cạnh các khoản giảm trừ gia cảnh thì các khoản sau cũng không chịu thuê thu nhập cá nhân:

thuế thu nhập cá nhân

  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa
  • Phụ cấp điện thoại
  • Phụ cấp trang phục
  • Tiền công tác phí
  • Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiềm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt

Ngoài ra còn các khoản trợ cấp khác không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Ví dụ như: trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí 1 lần…

Trên đây chính là những kiến thức, các vấn đề cơ bản của thuế thu nhập cá nhân. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý khách hàng.

Thêm nữa, nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về các vấn đề của thuế TNCN. Hoặc bạn cần tư vấn các giải pháp tài chính, kế toán doanh nghiệp. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay GA Accounting để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất nhé!

Share to be shared!
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên quan