Khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, có năm loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Công ty TNHH Một Thành Viên
  • Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên
  • Công ty Cổ Phần
  • Công ty Hợp Danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Cụ thể đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp này như thế nào? Ưu nhược điểm cần lưu ý của mỗi loại hình là gì? Trong bài viết dưới đây, GA Advisor sẽ cùng bạn tìm hiểu những điều này.

1. Công ty TNHH Một Thành Viên

  • Đặc điểm pháp lý

    • Do 1 thành viên là cá nhân/ tổ chức làm chủ
    • Chịu trách nhiệm hữu hạn
    • Pháp nhân
    • Không được phát hành cổ phiếu
  • Vốn

    • Tài sản dùng để góp vốn: Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, bất động sản, bản quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đât…
    • Tài sản dùng để góp vốn phải được chuyển nhượng quyền sở hữu/ sử dụng sang cho công
    • Thời hạn góp vốn: 90 ngày
    • Có thể giảm vốn điều lệ (VĐL) sau khi kinh doanh được 2 năm và vẫn đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ nợ.
  • Hình thức

    • Thời hạn góp vốn: 90 ngày
  • Xử lý nếu không góp đúng hạn

    • Trường hợp chưa góp đủ vốn thì sau 90 ngày ko còn là thành viên hoặc chỉ còn đối với phần vốn đã góp.
    • Công ty phải điều chỉnh giảm VĐL theo số thực góp.
  • Chuyển nhượng vốn

    • Công ty có thể tăng/giảm VĐL. Nếu chuyển nhượng có thể thay chủ sở hữu hoặc đổi loại hình doanh nghiệp (từ TNHH một thành viên sang 2 thành viên trở lên)
  •  Quản trị nội bộ

    • Nếu CSH là tổ chức có 2 dạng quản trị nội bộ:
      • Chủ tịch công ty – Giám đốc (Tổng giám đốc) – Kiểm soát viên; hoặc
      • Hội đồng thành viên – Giám đốc (Tổng giám đốc) – Kiểm soát viên (Tất cà đều bổ nhiệm)
    • Nếu CSH là cá nhân: mô hình quản trị: Chủ tịch công ty (là CSH) – Giám đốc

*Ưu điểm

  • Có tư cách pháp nhân
  • Chủ sở hữu công ty tnhh một thành viên duy nhất có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của công ty, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ.

*Nhược điểm

  • Khó huy động vốn trực tiếp
  • Nếu huy động thêm vốn phải chuyển đổi sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần.

2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Đặc điểm pháp lý

    • Số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên
    • Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức
    • Chịu trách nhiệm hữu hạn
    • Pháp nhân
    • Không được phát hành cổ phiếu
  • Vốn

    • Tài sản dùng để góp vốn: Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, BDS, bản quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất…
    • Tài sản dùng để góp vốn phải được chuyển nhượng quyền sở hữu/ sử dụng sang cho công ty
    • Thời hạn góp vốn: 90 ngày
    • Có thể giảm vốn điều lệ sau khi kinh doanh được 2 năm và vẫn đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ nợ
  • Hình thức

    • Thời hạn góp vốn: 90 ngày
  • Xử lý nếu không góp đúng hạn

    • Trường hợp chưa góp đủ vốn thì sau 90 ngày ko còn là thành viên hoặc chỉ còn đối với phần vốn đã góp. Công ty phải điều chỉnh giảm VĐL theo số thực góp.
  • Chuyển nhượng vốn

    • Công ty có thể tăng/giảm VĐL.
    • Ưu tiên chuyển nhượng nội bộ; nếu các thành viên còn lại không mua hoặc mua không hết mới chào bán người ngoài.
  • Quản trị nội bộ

    • Hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc), và Ban kiểm soát (bắt buộc với công ty có từ 11 thành viên trở lên).
    • HĐTV Bầu Chủ tịch HĐTV và bổ nhiệm GĐ.
  • Điều kiện họp

    • Họp HĐTV ít nhất 1 lần/năm.
    • HĐTV là cơ quan quyết định cao nhất.
    • Họp HĐTV ít nhất 1 lần/năm.
      HĐTV là cơ quan quyết định cao nhất.
    • Quyết định quan trọng : 75% vốn , còn lại 65%, hoặc theo điều lệ.
  • Ban kiểm soát

    • Từ 11 thành viên trở lên phải thành lập ban kiểm soát.
    • Quyền, nghĩa vụ,… của Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

*Ưu điểm

  • Có tư cách pháp nhân
  • Nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ của công ty, các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp
  • Số lượng thành viên công ty tnhh hai thành viên trở lên từ 2 (hai) đến 50 (năm mươi) nên khá linh động khi huy động vốn, thêm thành viên

*Nhược điểm

  • Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
  •  Các thành viên công ty không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty mà phải thông qua Bộ máy hành chính của doanh nghiệp và quyết định của các bộ phận trong bộ máy này.
  • Chế độ góp vốn, chuyển nhượng vốn được pháp luật quy định chặt chẽ hơn vì chế độ hữu hạn trong trách nhiệm khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần

  • Đặc điểm pháp lý

    • Số cổ đông tối thiểu là 3 và không có giới hạn tối đa.
    • Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức
    • Chịu trách nhiệm hữu hạn
    • Pháp nhân
    • Quyền phát hành chứng khoán theo luật chứng khoán.
  • Vốn

    • Tài sản dùng để góp vốn: Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, BDS, bản quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đât…
    • Tài sản dùng để góp vốn phải được chuyển nhượng quyền sở hữu/ sử dụng sang cho công
    • Thời hạn góp vốn: 90 ngày
    • Có thể giảm vđl sau khi kinh doanh được 2 năm và vẫn đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ nợ.
  • Hình thức

    • Cổ phiếu PT> CĐ PT; CP ưu đãi (biểu quyết, cổ tức, hoàn lại)
    • Cổ đông sáng lập (CĐSL) phải cùng đăng ký mua ít nhất 20%
  • Xử lý nếu không góp đúng hạn

    • Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.
    • Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá cổ phần đã được thanh toán đến ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán.
    • Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương đương với số cổ phần đã thanh toán. Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.
    • Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá cổ phần đã được thanh toán đến ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán.
  • Chuyển nhượng vốn

    • CĐSL: Trong 3 năm (từ ngày DKDN) Không được chuyển nhượng cho người không phải là CĐSL nếu không được ĐHĐCĐ chấp thuận (nhưng được tự do chuyển nhượng cho các CĐSL khác.)
    • Sau 3 năm sẽ tự do chuyển nhượng.
  • Quản trị nội bộ

    • Có thể lựa chọn một trong hai mô hình:
      • ĐHĐCĐ-HĐQT-GĐ-BKS hoặc
      • ĐHĐCĐ-HĐQT-GĐ
    • ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất.
    • Bầu HĐQT/BKS phải theo nguyên tắc bầu dồn (nếu điều lệ ko quy định khác).
    • Thành viên HĐQT không nhất thiết là cổ đông của cty.
  • Điều kiện họp

    • Họp ít nhất 1lần/năm.
    • Họp HĐQT có ít nhất 3/4 số TV dự họp.
    • ĐHĐCĐ Lần 1: 51% cổ phần có quyền biểu quyết, lần 2: 33% (hoặc theo điều lệ), lần 3 không phụ thuộc số cổ đông và cổ phần đại diện.
  • Tỷ lệ biểu quyết

    • Các quyết định quan trọng: 65% số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
    • Các vấn đề khác 51%
  • Ban kiểm soát

    • Phải thành lập BKS khi có từ 11 cổ đông là cá nhân, hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% vốn trở lên.
    • BKS từ 3->5 người (hoặc theo điều lệ), có ít nhất 1 kế toán hoặc kiểm toán, hơn 1 nửa thành viên trong BKS phải thường trú VN. Nhiệm kỳ của một kiểm soát viên không quá 5 năm, và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
    • Không phải là người thân của TV HĐQT, GĐ, TGĐ, quản lý khác
    • Không nhất thiết là nhân viên hay cổ đông của
    • TV BKS không được là người quản lý công

*Ưu điểm

  • Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
  • Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao
  • Số lượng cổ đông lớn và không bị hạn chế
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn → khả năng huy động vốn rất cao.

*Nhược điểm

  • Cổ đông công ty không được tự mình nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty mà phải thông qua Bộ máy quản trị và quyết định của các bộ phận trong bộ máy này.
  • Việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp do số lượng cổ đông lớn.
  • Chế độ góp vốn, chuyển nhượng được pháp luật quy định chặt chẽ hơn vì chế độ hữu hạn trong trách nhiệm khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

4. Công ty hợp danh

  • Đặc điểm pháp lý

    • Có ít nhất 2 thành viên hợp danh (TVHD), và có thể có TV góp vốn.
    • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn; Thành viên góp vốn: chịu trách nhiệm hữu hạn
    • Pháp nhân
    • Không được phát hành cổ phiếu
  • Vốn

    • Tài sản dùng để góp vốn: Tiền đồng, ngoại tệ, vàng, BDS, bản quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất…
    • Tài sản dùng để góp vốn phải được chuyển nhượng quyền sở hữu/ sử dụng sang cho công ty
    • Thời hạn góp vốn: 90 ngày
  • Xử lý nếu không góp đúng hạn

    • TVHD & TV góp vốn phải góp đủ theo cam kết. TVHD nếu góp không đủ và đúng hạn gây thiệt hại cho công ty thì phải bồi thường. Còn TV góp vốn, số vốn chưa góp coi là nợ, có thể bị khai trừ theo QĐ của HĐTV.
  • Chuyển nhượng vốn

    • TVHD không được chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ nếu chưa được đồng ý của các TVHD còn lại.
  • Quản trị nội bộ

    • HĐTV bầu 1 TVHD làm Chủ tịch kiêm GĐ (nếu ĐL ko quy định khác)
    • TVHD có quyền triệu tập HĐTV.
  • Điều kiện họp

    • HĐTV có quyền quyết định tất cả vấn đề kinh doanh của công ty. Mỗi TVHD có 01 phiếu biểu quyết.
  • Tỷ lệ biểu quyết

    • Với những quyết định quan trọng phải đuợc 3/4 số TVHD chấp nhận (hoặc theo điều lệ công ty).
    • Các vấn đề khác ít nhất 2/3 số TVHD (hoặc theo điều lệ công ty).

* Ưu điểm

  • Bạn có tư cách pháp nhân để làm việc với đối tác. TVHD được nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty.
  • Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
  • Tài sản của công ty hợp danh tách bạch với tài sản của cá nhân thành viên công ty.

* Nhược điểm

  • Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Các TVHD phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
  • Công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Loại hình này tuy được quy định trong Luật doanh nghiệp nhưng trên thực tế lại chưa phổ biến và không được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều.

5. Doanh nghiệp tư nhân

  • Đặc điểm pháp lý

    • Cá nhân làm chủ ( và 1 cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN)
    • Chịu trách nhiệm vô hạn
    • Không có tư cách pháp nhân
    • Không được phát hành cổ phiếu
  • Vốn

    • Chủ DN tự đăng ký. Có quyền tăng/giảm vốn đầu tư. Nếu giảm vốn xuống thấp hơn mức đăng ký thì chỉ giảm sau khi đã đăng ký điều chỉnh với cơ quan ĐKKD.
    • DNTN có thể sử dụng tài sản do chủ doanh nghiệp góp mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu/ sử dụng.
  • Hình thức

    • Có thể chuyển đổi thành công ty TNHH theo một số điều kiện.
  • Chuyển nhượng vốn

    • Có thể cho thuê hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân.
  • Quản trị nội bộ

    • Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê ngoài, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Ưu điểm

  • Chủ doanh nghiệp chủ động trong việc quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp.
  • Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhận tạo sự tin tưởng cho khách hàng, đối tác
  • DNTN cũng ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ theo pháp luật so với các loại hình doanh nghiệp khác.

*  Nhược điểm

  • Không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.
  • Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn (không chỉ tài sản của doanh nghiệp mà tất cả tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân) đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

Có thể thấy không có loại hình doanh nghiệp nào tốt hơn loại hình nào và cũng không có loại hình nào mà không có nhược điểm. Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp thành lập công ty, chủ doanh nghiệp phải xác định rõ ràng và đầy đủ mục đích của mình. Như vậy doanh nghiệp mới phát huy được thế mạnh và hiệu quả của loại hình doanh nghiệp đó.

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong các thủ tục thành lập doanh nghiệp, liên hệ ngay với GA Advisor qua hotline: (+84) 24 2217 6060/ email: info@gaaccounting.net hoặc để lại thông tin tại form bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ lại và tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất.

Share to be shared!
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên quan