Đã 3 tháng kể từ khi dịch COVID-19 bùng nổ ở Vũ Hán, Trung Quốc và lan nhanh trên toàn thế giới. Tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới đã lên tới hơn 92,000 người. Số người nhiễm tại Hàn Quốc và Ý tăng đột biến chỉ sau một đêm. Chính phủ các nước đang khẩn trương lên kế hoạch hành động để ngăn chặn sự bùng phát không thể kiểm soát của dịch viêm phổi cấp COVID-19.
Tuy nhiên theo một khảo sát mới nhất của Kantar, nỗi lo lắng hàng đầu của người dân hiện nay không phải là bị ốm mà là dịch bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của họ. Thị trường tài chính toàn cầu lao dốc và chứng kiến những điều tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 60% người dân châu Á tham gia khảo sát cho biết họ đang vô cùng lo lắng cho tình hình tài chính của mình. 46% lo lắng về việc nhiễm virus, trong khi đó số người sợ nhiễm bệnh cao nhất thuộc về Nhật Bản (68%). Hơn một phần ba người dân châu Á lo sợ COVID-19 có thể đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy thoái.
Gần một nửa (48%) người tiêu dùng trong khu vực hết sức lo lắng về tác động của COVID-19 đối với cuộc sống hàng ngày của họ. Những người đang sống ở những quốc gia có số ca mắc cao nhất (Hàn Quốc và Nhật Bản) cho rằng họ có khả năng dễ nhiễm virus nhất và lo ngại cuộc sống của họ đang bị gián đoạn. Mức độ tin tưởng vào cách chính phủ xử lý khủng hoảng là rất thấp ở Hàn Quốc (39%) và Nhật Bản (9%). Ở Singapore, nơi chỉ có 33% quan tâm, 78% nói rằng họ tin tưởng vào cách tiếp cận của chính phủ để xử lý khủng hoảng.
Theo phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Kantar về sự phát triển cổ phiếu của hơn 100 công ty hàng tiêu dùng trên khắp châu Á, chỉ một nhóm nhỏ đang phát triển kế hoạch liên tục kinh doanh để cải thiện giá trị công ty kể từ khi COVID-19 bùng phát.
Các thương hiệu có thể tham khảo các nghiên cứu của Kantar để hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng hiện nay. Những gì các thương hiệu làm để đối phó với khủng hoảng hiện tại có thể ảnh hưởng tốt đến người dùng trong tương lai.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mọi người đang thay đổi thói quen sống để giảm thiểu nguy cơ từ COVID-19. Ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh là du lịch (59% người được hỏi khẳng định sẽ ít đi du lịch hơn để giữ an toàn). Số người lựa chọn hạn chế ra ngoài ăn uống là 52% và cùng con số đó là số người đồng tình việc tránh giao tiếp, tiếp xúc bên ngoài. Thay vào đó, mọi người lựa chọn ở trong nhà, với 42% nội dung phát trực tuyến nhiều hơn, 33% tổ chức các cuộc họp tại nhà và 30% lựa chọn ship thực phẩm.
Nghiên cứu của Kantar cũng cho thấy trong 2 tháng qua, mua sắm trực tuyến tăng 32%. Mọi người lựa chọn mua sắm online để tránh các siêu thị đông đúc hoặc sử dụng các kênh thương mại điện tử để có được các mặt hàng đã “cháy hàng” ở các cửa hàng truyền thống. Người Hàn Quốc có mức tăng mua sắm trực tuyến cao nhất (41%). Các nền tảng mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao đồ ăn có nhu cầu tăng đáng kể, dẫn đến các nhà cung cấp phải điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu. Ngược lại, mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ đã giảm 35% so với cùng kỳ.
Có thể dự đoán, các danh mục liên quan đến vệ sinh và sức khỏe đã chứng kiến sự gia tăng lớn nhất trong mua hàng, với 48% số người nói rằng họ đang mua nhiều vật dụng vệ sinh cá nhân như mặt nạ và thuốc khử trùng tay, 45% mua thêm các mặt hàng dinh dưỡng và sức khỏe như vitamin để cải thiện miễn dịch, và 40% báo cáo rằng họ đang chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm làm sạch nhà. Mặt khác, mọi người đang chi tiêu ít hơn cho đồ uống có cồn (30%), một xu hướng cũng được nhìn thấy trong dịch SARS. Ngoài ra, ít người hơn đang mua các mặt hàng xa xỉ (27%) và thịt và hải sản (21%).
Mọi người mong muốn các thương hiệu cung cấp cho họ sự an toàn và an ninh mà họ cần để đảm bảo cuộc sống thường nhật. Hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn minh bạch, đáng tin và kiểm soát chuỗi cung ứng của mình. Ngoài ra, các thương hiệu cũng cần đề cao lợi ích sức khỏe cộng đồng, chung tay nâng cao ý thức xây dựng hệ thống “phòng thủ” mạnh mẽ chống lại virus.
Đây là cuộc khảo sát trực tuyến với 3.000 người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18 đến 60 trên sáu quốc gia trong khu vực: Singapore, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Nghiên cứu thực địa được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25 – 27/2/2020. Nguồn: Kantar
4 lợi ích hàng đầu của dịch vụ tính lương (payroll) đối với doanh nghiệp nhỏ
Với công ty vừa và nhỏ, sử dụng dịch vụ tính lương payroll đang trở thành xu thế được ưa thích với 4 lợi ích nổi bật hàng đầu sau đây
Bỏ túi 5 tips Tài chính – Kế toán cho doanh nghiệp nhỏ
Không bao giờ là dễ dàng để bắt đầu và duy trì một doanh nghiệp nhỏ. Điều này càng trở nên bất khả thi hơn nếu bạn không biết cách quản lý tài chính và nguồn vốn hoạt động đúng cách. Ở bất cứ công ty nào, từ doanh nghiệp nhỏ đến tập đoàn lớn, […]
8 công việc Nhân sự – Kế toán doanh nghiệp cần làm trong tháng 3/2020
Để tránh trường hợp nộp chậm các báo cáo, tờ khai,… dẫn đến bị xử phạt vi phạm, doanh nghiệp cần thực hiện 08 công việc trong tháng 3/2020 (áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng; khai thuế Thu nhập cá nhân, Giá trị […]
Tạm dừng đóng BHXH vào Quỹ hưu trí và tử tuất đối với DN gặp khó khăn do dịch Covid-19
Bộ LĐ-TB&XH vừa có Công văn số 874/LĐTBXH-BHXH gửi BHXH Việt Nam về hướng dẫn tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với DN gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trước đó, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 793/BHXH-BT ngày 12/3/2020 gửi Bộ LĐ-TB&XH đề nghị tham gia […]
Trước dịch COVID-19, Doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận?
Trong tuần vừa qua, tin tức các tập đoàn lớn như GM, Pandora, Asian Airlines,… đồng loạt sa thải hàng nghìn nhân viên hoặc cho nghỉ không lương dấy lên cuộc cách mạng cắt giảm nhân sự toàn cầu vì ảnh hưởng dịch SARS-CoV2. Đại dịch này khiến nhiều công ty đứng trên bờ vực […]
Tin mới nhất