Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ lý do tại sao phải tham gia BHXH và các quyền lợi của bạn khi tham gia BHXH. Trong bài viết này GA Accounting xin giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên một cách chi tiết và chính xác nhất nhé!

Bảo hiểm xã hội là gì?

bảo hiểm xã hội

Theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ bảo hiểm xã hội

Các chế độ BHXH tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

  • Chế độ bảo hiểm ốm đau
  • Chế độ BHXH tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
  • Chế độ bảo hiểm thai sản
  • Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ bảo hiểm y tế
  • Chế độ tử tuất

Đóng BHXH để làm gì?

Thực tế rất nhiều lao động vẫn chưa hiểu được chức năng của BHXH và không muốn tham gia BHXH vì cho rằng mức đóng cao. Vậy BHXH mang đến lợi ích gì?

Bảo hiểm xã hội giúp bảo đảm, thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người lao động và gia đình người lao động khi gặp phải các rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn… Thêm vào đó BHXH còn phân phối lại thu nhập cho người lao động. Tức là người lao động đóng BHXH để dành hưởng trợ cáp khi gặp rủi ro hay các vấn đề khác như thai sản, thất nghiệp, lương hưu sau này…

Phân loại bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, BHXH bao gồm 2 hình thức là:

1.  BHXH bắt buộc

Là loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức mà người lao động và sử dụng lao động phải tham gia.

Mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động

Mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động

2.  BHXH tự nguyện

BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia lao động bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình.

Theo Khoản 4, Điều 2, Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: Công dân Việt nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện

bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Điều 87, luật BHXH Việt Nam 2014 quy định chi tiết mức đóng BHXH tự nguyện cho người lao động như sau:

Người lao động quy định tại khoản 4, Điều 2 của luật này. Hàng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Phương thức đóng BHXH tự nguyện:

  • Hàng tháng
  • 03 tháng một lần
  • 06 tháng một lần
  • 12 tháng một lần
  • Một làn cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng. Hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng so với quy định.

Trên đây Ga Advisor đã chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản của chế độ BHXH năm 2020. Đối với các chế độ bảo hiểm chi tiết của BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Mời bạn tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau của Ga Advisor nhé!

Share to be shared!
  • 8
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  • 8
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên quan