Bất kỳ một quốc gia nào hiện nay để để phát triển và chứng minh sự phát triển của mình đều có thu thuế. Việc nộp thuế trở thành một nghĩa vụ vốn phải thực hiện của một công dân nhà nước. Một nền kinh tế lành mạnh, phát triển của một quốc gia đều phải dựa vào nguồn thu nhập từ nội bộ. Tức là nguồn thu từ các khoản thuế, khoản đóng góp của công dân và các cơ sở, đơn vị kinh tế. Với nguồn thu có được, quốc gia mới có thể giải quyết được các nguồn chi tiêu cần thiết. Chính vì vậy, thuế chính là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Và với các cơ sở kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp là nghĩa vụ bắt buộc và cần thiết phải thực hiện.
Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để tính thuế thu nhập doanh nghiệp chuẩn theo hiện hành? Hãy cùng GA Advisor tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được biết đến là một loại thuế trực thu. Nó được tính vào khoản thu nhập bắt buộc chịu thuế của các doanh nghiệp kinh doanh. Bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, hàng hóa hay các nguồn thu nhập khác. Số thuế phải nộp sẽ được tính dựa vào khả năng, quy mô hoạt động. Hoặc tham gia sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nhau, nhiều đơn vị, cơ sở kinh doanh ra đời. Nó góp một phần không nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế tại nước ta. Vậy những người nào sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Theo quy định tại điều 2 của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng hóa hay dịch vụ khác nhau. Bao gồm:
+ Doanh nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh đã được đăng ký và thành lập theo quy định pháp của bộ luật nhà nước Việt Nam.
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật của các quốc gia khác. Đơn vị này được gọi là doanh nghiệp nước ngoài. Nó đã đăng ký cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
+ Doanh nghiệp, đơn vị hoặc các tổ chức hoạt động kinh doanh được thành lập theo luật hợp tác xã. Nghĩa là có kinh doanh, sản xuất và buôn bán các mặt hàng hay dịch vụ có nguồn thu nhập theo quy định.
Với sự thành lập của nhiều đơn vị, cơ sở kinh doanh hiện nay, việc làm thế nào để tính thuế thu nhập trở thành vấn đề thắc mắc của nhiều người. Thực tế, khi bắt đầu đăng ký kinh doanh theo pháp luật thì cơ sở doanh nghiệp đó đã được hướng dẫn kỹ về vấn đề nộp thuế thu nhập.
Trước hết, các doanh nghiệp kinh doanh có thu nhập thì thuế sẽ được xác định:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Thứ hai, nếu doanh nghiệp đó có quỹ phát triển khoa học công nghệ (KHCN). Mức thuế TNDN sẽ được tính theo công thức:
Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển
Thu nhập chịu thuế = (doanh thu – chi phí được trừ) + thu nhập chịu thuế khác
– Doanh thu: Chính là tổng toàn bộ số tiền thu được khi bán hàng, gia công hay tiền cung ứng dịch vụ. Tức là tổng toàn bộ khoản thu mà đơn vị kinh doanh được thừa hưởng. Nó sẽ bao gồm các khoản đã thu được tiền. Hoặc các khoản còn chưa thu lại được cũng đều được tính vào doanh thu.
– Chi phí được trừ: Được xác định là những khoản chi phí không nằm trong các khoản chi phí phải chi trả theo quy định của pháp luật. Nó cần tuân thủ và đáp ứng các điều kiện sau:
+ Số tiền chi thực tế liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khoản chi phí có đầy đủ hóa đơn hoặc các chứng từ hợp pháp, tuân thủ theo quy định của pháp luật.
+ Đối với các khoản chi (đã có hóa đơn) có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên sau khi đã tính kèm giá trị gia tăng. Thì khi thanh toán cần phải có các chứng từ liên quan không dùng tiền mặt trực tiếp.
Theo quy định miễn thuế TNDN thì có 12 khoản thu sẽ được xác định là miễn thuế. Như vậy, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ có những khoản được miễn thuế.
Trong kinh doanh doanh nghiệp, lỗ và chuyển lỗ được xác định như sau:
+ Lỗ phát sinh trong thời kỳ tính thuế sẽ là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế. Tuy nhiên, nó sẽ chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ những năm trước đâu nhé.
+ Sau khi quyết toán mà xác định lỗ thì các doanh nghiệp phải chuyển toàn bộ và liên tục lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Nhưng thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau khi phát sinh lỗ.
+ Khi quyết toán thuế TNDN thì cơ sở kinh doanh phải xác định được số lỗ của cả năm. Nếu quá thời hạn 5 năm thì số lỗ chưa chuyển hết sẽ không tiếp tục được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo nữa.
Thuế suất thuế TNDN được xác định tùy thuộc vào từng doanh nghiệp kinh doanh. Trong đó:
– Mức thuế suất 20% sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh được thành lập theo quy định pháp luật của Việt Nam.
– Thuế suất thuế từ 32% – 50% sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Hoặc các nguồn tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
– Những doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh tìm kiếm. Hoặc khai thác tài nguyên quý hiểm (vàng, bạc,…). sẽ áp dụng mức thuế suất 50%.
Thuế TNDN là vấn đề liên quan tới việc thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh. Nó bao gồm nhiều khái niệm liên quan chặt chẽ.
Như vậy, việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ góp phần giúp nền kinh tế nước nhà ổn định hơn. Nhà nước sẽ có cơ sở để xác định các mục tiêu chi tiêu cần thiết.
GA Advisor vừa chia sẻ tới các bạn những vấn đề liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin và được cung cấp các giải pháp tài chính kế toán doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay GA Accounting để được tư vấn hỗ trợ ngay khi cần bạn nhé!
GA ADVISOR VIET NAM
EMAIL: info@gaadvisor.net
Tin mới nhất