Sử dụng hoá đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2022 đang là văn bản mới nhất quy định về việc sử dụng hoá đơn điện tử được các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân quan tâm. Bài viết dưới đây tổng hợp tất cả những vấn đề cơ bản nhất, mới nhất mà nghị định đề cập đến, mời bạn đọc tham khảo để áp dụng pháp luật về hoá đơn điện tử một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Sử dụng hoá đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP đã có những thay đổi rõ rệt về thời gian chuyển đổi sử dụng hoá đơn điện tử, cụ thể được quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 59 của nghị định.
Tại khoản 1 thì quy định về thời gian có hiệu lực thi hành của nghị định là ngày 01/7/2022, đồng thời khuyến khích các cá nhân, tổ chức, cơ quan đáp ứng những điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng về hoá đơn, chứng từ điện tử trước ngày 01/7/2022.
Tại khoản 3 thì quy định về việc bãi bỏ khoản 2, khoản 4 điều 35 của nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của chính phủ quy định về hoá đơn điện tử kể từ ngày 01/11/2020.
Như vậy theo quy định trên có thể thấy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ không bắt buộc phải chuyển đổi sang sử dụng hoá đơn điện tử từ ngày 01/11/2020 nữa mà sẽ thay đổi thời hạn chuyển đổi thành trước ngày 01/7/2022.
Mặt khác theo quy định tại khoản 1, Điều 60 của nghị định này thì các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đã phát hành hoá đơn tự in, hoá đơn đặt in, hoá đơn điện tử đã đăng ký áp dụng hoá đơn điện tử mà có mã số của cơ quan thuế hoặc là đã mua hoá đơn điện tử trước ngày nghị định này ban hành thì vẫn được sử dụng đến hết ngày 30/6/2022.
Các đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP đã có những quy định cụ thể, chi tiết về những đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử và không mang tính chất chung chung như những nghị định trước. Điều này được thể hiện tại khoản 1, điều 13 của nghị định và điều 91 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực ngày 01/7/2020 có những đối tượng sau:
Theo nghị định 123 hoá đơn điện tử có hiệu lực từ 01/7/2022 thì có các trường hợp lập hoá đơn điện tử:
Các trường hợp ngừng sử dụng hoá đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP bao gồm:
Khi có yêu cầu nghiệp vụ về tài chính, kinh tế; theo yêu cầu của cơ quan kiểm toán, thanh toán, cơ quan thuế, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật
Việc chuyển đổi này phải khớp với nội dung của HĐ ĐT, chứng từ điện tử với chứng từ giấy, hoá đơn sau khi chuyển đổi.
Những chứng từ điện tử, hoá đơn điện tử chuyển thành chứng từ, hoá đơn giấy thì những chứng từ, hoá đơn giấy chỉ có giá trị lưu giữ ghi sổ, theo dõi đúng theo quy định của luật kế toán.
Lưu ý trừ trường hợp hoá đơn được khởi tạo từ máy tính có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Phân loại các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, có năm loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH Một Thành […]
9 công việc kế toán thuế trọn gói dịch vụ của GA Accounting
Kế toán thuế là vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Vậy công việc kế toán thuế là gì? Đâu là những đầu việc kế toán thuế mà dịch vụ kế toán thuế trọn gói GA Accounting cung cấp? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tin mới nhất