Quy chế tài chính có vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì qua đó có thể thấy được nguyên tắc quản trị của công ty về vốn, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, lương, tài sản công ty và các vấn đề tài chính khác của công ty. Tuy nhiên, xây dựng quy chế tài chính trong doanh nghiệp như thế nào cho hợp lý? Bài viết dưới đây chia sẻ một số cách xây dựng quy chế tài chính bạn có thể tham khảo.
Có rất nhiều người thắc mắc về quy chế tài chính là gì? Thực tế không có quy định luật cụ thể về quy chế tài chính nhưng được hiểu là tổng hợp tất cả những quy định về kế toán và tài chính của doanh nghiệp. Quy chế tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất về kế toán, tài chính và quy định của công ty.
Một số nội dung của quy chế tài chính cần lưu ý như sau:
Một là, để doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thì ban điều hành của doanh nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng và chi tiết cách hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cần phối hợp, kiểm soát chặt chẽ về doanh thu và chi tiêu, chế độ của doanh nghiệp đối với nhân viên.
Hai là, bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp cần có sự tính toán hợp lý, chính xác mọi chi phí dùng cho hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận bằng cách có doanh thu. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, trách nhiệm thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tính chi phí, doanh thu thì bộ phận này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, quyền hạn của mình.
Ba là, các loại chi phí trong doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí ở những hoạt động phát sinh theo quy định của pháp luật. các cấp quản lý của doanh nghiệp cần đảm bảo các chi phí được sử dụng hợp lý và chi phí phát sinh cần tính toán đảm bảo hiệu quả kinh doanh, sản xuất.
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và phương thức hoạt động khác nhau mà mỗi doanh nghiệp sẽ chọn cho mình quy chế tài chính nội bộ khác nhau. Vậy nên, các kế toán của doanh nghiệp có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng quy chế, mục đích là mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cả bên người lao động.
Một là, tất cả những khoản chi theo quy định của luật thuế cần cho vào trong quy chế , trong đó bao gồm cả khoản tiền ăn theo ca, tiền ăn trưa, không nên bỏ sót những khoản này.
Hai là, mức chi của doanh nghiệp thì cần phải hợp lý đối với hồ sơ liên quan ví dụ như là chi tiền đi công tác là 10 triệu thì phiếu thanh toán công tác cũng phải ghi rõ khoản chi 10 triệu, hay là bảng lương của nhân viên và tiền phụ cấp cũng phải khớp với nhau.
Ba là, trường hợp có các chi phí phát sinh thì cần có sự phê duyệt của giám đốc doanh nghiệp, vậy nên trong quy chế nội bộ nên đưa vấn đề này vào để trong một số trường hợp cần giải trình với cơ quan có thẩm quyền.
Bốn là, quy chế nội bộ có thể sửa đổi theo quy định hiện hành về luật thuế, doanh nghiệp có thể giữ lại bản quy chế cũ, cập nhật bản quy chế mới vì cần phục vụ cho việc giải trình ở thời điểm tương ứng.
Mỗi tập đoàn khác nhau, dựa vào đặc điểm và phương thức hoạt động thì có cách xây dựng quy chế tài chính khác nhau. Dưới đây chúng tôi lấy ví dụ về quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ – tập đoàn dầu khí Việt Nam theo nghị định số 36/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/05/2021.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam không có tư cách pháp nhân và là nhóm doanh nghiệp, gồm các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn, công ty mẹ và các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn. Quy chế tài chính này thì quy định vấn đề quản lý tài chính đối với công ty mẹ – tập đoàn Dầu khí Việt Nam gồm việc quản lý của công ty mẹ đầu tư và các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Trong xây dựng quy chế tài chính của công ty mẹ – Tập đoàn dầu khí Việt nam gồm có:
Xây dựng quy chế tài chính công ty – chi nhánh thì tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh sản xuất và cách thức quản lý, mục đích của công ty mẹ đối với công ty con như thế nào. Tuy nhiên, khi xây dựng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Phân loại các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, có năm loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH Một Thành […]
9 công việc kế toán thuế trọn gói dịch vụ của GA Accounting
Kế toán thuế là vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Vậy công việc kế toán thuế là gì? Đâu là những đầu việc kế toán thuế mà dịch vụ kế toán thuế trọn gói GA Accounting cung cấp? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tin mới nhất