Công nợ là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm vì việc quản lý công nợ một cách hiệu quả góp phần không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp. Vậy quy trình quản lý và thu hồi công nợ trong doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Và làm sao để quy trình đó đạt hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây tổng hợp các vấn đề cơ bản nhất về quy trình quản lý và thu hồi công nợ của doanh nghiệp.

1. Như thế nào là công nợ của doanh nghiệp?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phát sinh các giao dịch mua, bán giữa doanh nghiệp và khách hàng. Các sản phẩm hàng hóa đã được giao cho khách hàng, tuy nhiên khách hàng trả chưa đủ số tiền cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp mua các thiết bị, máy móc, hàng hóa, dịch vụ,… từ những doanh nghiệp khác nhưng chưa trả đủ số tiền mua đó. Vậy nên ở hai trường hợp trên nếu như doanh nghiệp thu hồi hoặc thanh toán được một phần khoản tiền giao dịch, số tiền còn lại phải chuyển sang kỳ sau mới thanh toán hoặc thu hồi thì được gọi là công nợ của doanh nghiệp. Người đảm nhận việc theo dõi, quản lý công nợ trong doanh nghiệp là kế toán công nợ.

2. Các loại công nợ của doanh nghiệp

cac-loai-cong-no-cua-doanh-nghiep

Các loại công nợ của doanh nghiệp

Dựa theo cách hiểu trên thì công nợ của doanh nghiệp được chia thành hai loại đó là công nợ phải trả và công nợ phải thu.

  • Thứ nhất là công nợ phải trả trong doanh nghiệp:
    • Công nợ phải trả bao gồm những khoản phải trả cho các công ty khác khi doanh nghiệp mua các thiết bị máy móc, hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, nguyên vật liệu, .. mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho công ty đó.
    • Các khoản nợ mà doanh nghiệp nợ của nhân viên, của cơ quan nhà nước, nợ tiền vay cá nhân hay các khoản nợ khác như là nhận ký cược , ký quỹ.
  • Thứ hai là công nợ phải thu trong doanh nghiệp:
    • Công nợ phải thu là khi bán các hàng hóa, thiết bị, máy móc, cung cấp dịch vụ, các khoản đầu tư của doanh nghiệp cho khách hàng, các nhà cung cấp nhưng chưa thu được hết tiền hoặc là chưa thanh toán tiền thì phần tiền còn nợ đó là công nợ phải thu. Công việc theo dõi, kiểm soát công nợ phải thu này do kế toán chịu trách nhiệm.
    • Các khoản phải thu nội bộ trong doanh nghiệp như: phải thu công ty mẹ, phải thu nhân viên…
    • Các khoản tạm ứng của nhân viên của doanh nghiệp để thực hiện đi công tác, sản xuất, kinh doanh, hoặc các công việc khác được giám đốc công ty phê duyệt. Khi thực hiện xong nhiệm vụ, công việc thì nhân viên phải có trách nhiệm hoàn ứng cho khoản tạm ứng đó cho công ty.

3. Quy trình quản lý và thu hồi công nợ của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành

Quy trình quản lý và thu hồi công nợ trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng đến sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Tùy theo loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quy mô mà các doanh nghiệp sẽ chọn các quy trình thu hồi và quản lý công nợ thích hợp cho mình để đảm bảo có hiệu quả nhất. Tuy nhiên khi quản lý và thu hồi công nợ doanh nghiệp cần phải cẩn thận, chính xác vì thực tế công nợ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Nếu công nợ được xử lý tốt, hiệu quả góp phần không nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp.

  • Thứ nhất về quy trình quản lý công nợ trong doanh nghiệp

quy-trinh-quan-ly-cong-no

Quy trình quản lý công nợ

    • Bước 1: Doanh nghiệp cần phải xây dựng bộ phận quản lý công nợ và chính sách chi trả cụ thể.
      Các bộ phận chuyên môn sẽ sát sao quản lý công nợ, tránh các rủi ro phát sinh chưa kiểm soát được. Khi thực hiện cam kết phải ghi rõ về thời hạn trả nợ, cam kết trả nợ, mức phạt khi không trả nợ.
    • Bước 2: Thiết lập quy trình quản lý công nợ và xây dựng sơ đồ quy trình thu hồi công nợ một cách chặt chẽ, sát sao.
      Bước này nhằm mục đích xử lý công nợ được rõ ràng, nhanh chóng, cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với khách hàng nào, các bước thực hiện cụ thể như thế nào.
    • Bước 3: Gửi hóa đơn và đề nghị thanh toán cho khách hàng bằng phương thức nhanh nhất có thể.
      Trên đề nghị thanh toán có ghi rõ thời gian khách hàng cần trả nợ. Đây là biện pháp tác động, nhắc nhở khách hàng để thời gian thu hồi nợ được nhanh hơn.
    • Bước 4: Thường xuyên nhắc nhở khách hàng về việc thanh toán công nợ nếu chậm kỳ hạn.
      Khi sắp đến thời hạn trả nợ thì gửi email hoặc gọi điện nhắc nhở khách hàng về việc trả nợ. Trường hợp cần thiết thì hẹn gặp trực tiếp để trao đổi về việc trả nợ.
  • Thứ hai về quy trình thu hồi công nợ trong doanh nghiệp

quy-trinh-thu-hoi-cong-no

Quy trình thu hồi công nợ

  • Một là xác định mỗi khách hàng thì cần phải thu khoản thu tối thiểu là bao nhiêu.

Đây là bước đầu tiên khi tiến hành thu hồi công nợ, kế toán doanh nghiệp cần phân tích ngân sách kỹ để xem cần phải thu hồi công nợ với số tiền tối thiểu bao nhiêu mới đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tính toán được khả năng thu hồi nợ.

  • Hai là phân loại thành các nhóm nợ khác nhau.

Trong các khách nợ thì có nhiều nhóm khác nhau như nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, các khoản nợ khó đòi. Phương thức thu hồi nợ cần linh hoạt, mềm dẻo hơn để vừa duy trì được mối quan hệ vừa thu hồi được nợ.

  • Ba là xem xét để chọn người thu hồi nợ thích hợp.

Doanh nghiệp cần lựa chọn người thích hợp, có khả năng thuyết phục khách hàng, có thể trực tiếp làm việc, có mối quan hệ tốt với khách hàng. Tùy theo từng trường hợp thì lựa chọn người phù hợp.

  • Bốn là nhắc nhở, thông báo cho khách hàng về thời hạn khoản nợ.

Khi sắp đến thời hạn trả nợ khoảng 10 ngày nên nhắc nhở khách hàng về việc trả nợ có thể qua email, điện thoại, hoặc là hẹn gặp mặt trực tiếp nếu cần thiết và khách hàng quan trọng.

  • Năm là đàm phán với khách nợ về việc trả nợ.

Cần phải khéo léo trong cách giao tiếp, ứng xử, có khi cứng rắn kiên quyết nhưng lúc lại mềm dẻo đàm phán với khách hàng.

  • Sáu là nếu không giải quyết được thì khởi kiện ra tòa án.

Đây là giải pháp cuối cùng khi dùng nhiều cách đòi nợ khác nhưng không đòi được nợ. Thực tế giải pháp khởi kiện ra tòa án mất khá nhiều thời gian và công sức vậy nên tốt nhất là khéo léo đàm phán với khách hàng để thu hồi nợ.

  • Bảy là khi quyết định cho khách hàng nợ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Khi quyết định cho khách hàng nợ cần phải xem xét trên các tiêu chí về khả năng trả nợ, mức vốn, uy tín của khách hàng, khách hàng còn nợ những nơi khác không,..Từ đó quyết định nên cho khách hàng nợ ở mức nào, thời gian trả nợ bao lâu để hạn chế ít nhất rủi ro cho doanh nghiệp.

Share to be shared!
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên quan