Một trong những chiến thuật thu hút khách hàng, kinh doanh thuận lợi của doanh nghiệp là có biển hiệu đẹp mắt, thu hút người nhìn. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì bạn không thể thiết kế và treo bất cứ ở đâu mà bạn muốn, vậy quy định về treo biển công ty cụ thể như thế nào? Các mức xử phạt khi treo biển trái quy định mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Theo quy định tại điều 22 nghị định số 103/2009/NĐ-CP thì biển hiệu có các hình thức như là biển, bảng, hệ thống đèn neon uốn chữ, hộp đèn, hoặc là các hình thức khác để giới thiệu địa chỉ giao dịch, tên gọi của các cá nhân tổ chức, Việt Nam hay cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt nam không phải xin phép nhưng cần tuân thủ quy định tại điều 23 nghị định này.
Theo quy định tại Điều 34 của Luật quảng cáo số 16/2012/QH13 có hiệu lực ngày 01/01/2013 quy định về biển hiệu của cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, sản xuất thì cần phải đảm bảo những nội dung sau:
Mặt khác tại điều 23 nghị định số 103/2009/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2010 về ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng quy định trên biển hiệu thì được quyền thể hiện biểu tượng (tức là logo) đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên diện tích của logo không được quá 20% diện tích trên biển hiệu. Lưu ý là không được thể hiện các thông tin hay hình ảnh quảng cáo cho bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào.
Quy định về treo biển của công ty còn căn cứ vào vị trí đặt biển hiệu vì nó nắm vai trò rất quan trọng, không chỉ là đảm bảo về mặt an toàn cho mọi người như không được đặt biển hiệu ở nơi che tầm nhìn không gian nơi thoát hiểm hay cứu hỏa; biển hiệu không lấn ra lòng đường hay vỉa hè nguy hiểm đến giao thông công cộng (theo quy định tại khoản 4 điều 34 Luật quảng cáo năm 2012). Biển hiệu cũng cần đảm bảo mặt thẩm mỹ và nếu trường hợp các cá nhân, tổ chức đặt vào những vị trí mà pháp luật cấm thì có thể bị xử phạt theo các mức phạt mà pháp luật quy định.
Theo quy định tại điều 23 của nghị định số 103/2009/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2010 thì;
Biển hiệu doanh nghiệp phải đáp ứng về mặt mỹ quan, ở những vị trí có tính thẩm mỹ;
Biển hiệu phải được viết và đặt sát cổng hoặc là mặt trước ở trụ sở hay là nơi kinh doanh của cá nhân hay tổ chức;
Mỗi cơ quan, tổ chức phải viết và đặt một biển hiệu tại nơi trụ sở, cổng, nơi kinh doanh độc lập với cá nhân, tổ chức khác và phải đặt, viết một biển hiệu ngang không quá hai biển hiệu dọc.
– Theo quy định tại điều 18, điều 34 Luật quảng cáo năm 2012 cũng quy định về chữ viết trên biển hiệu:
– Theo quy định tại khoản 3, điều 34 luật quảng cáo năm 2012 quy định kích thước của biển hiệu như sau:
Theo quy định tại điều 48 nghị định số 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/6/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có những mức phạt với những hành vi vi phạm quy định về treo biển công ty như sau:
Phân loại các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, có năm loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH Một Thành […]
9 công việc kế toán thuế trọn gói dịch vụ của GA Accounting
Kế toán thuế là vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Vậy công việc kế toán thuế là gì? Đâu là những đầu việc kế toán thuế mà dịch vụ kế toán thuế trọn gói GA Accounting cung cấp? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tin mới nhất