Hằng năm khoản chi phí về hàng hoá, dịch vụ tặng khách hàng, đối tác, nhân viên chiếm một tỷ lệ khá lớn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy định của pháp luật về vấn đề này. Nhiều người băn khoăn rằng: “ Khi xuất quà tặng cho khách có phải xuất hóa đơn không? Có được khấu trừ VAT không? Có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không?” Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, GA sẽ chia sẻ với bạn cách xử lý và hạch toán khi xuất hàng cho, biếu, tặng như sau:
Căn cứ pháp lý
“ Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, hàng hóa, dịch vụ để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động( trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
( Theo khoản 7, điều 3 Thông tư 26/2015/TT- BTC)
Theo quy định trên, khi xuất hàng hoá, dịch vụ để tặng khách hàng, nhân viên thì đều phải lập hoá đơn theo quy định:
2. Giá tính thuế GTGT đối với hàng cho, biếu, tặng:
“Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ( kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.”
( Theo khoản 3, điều 7 Thông tư số 219/2013/TT- BTC)
Theo quy định trên, đối với sản phẩm là hàng hoá, dịch vụ, dùng để trao đổi, biếu tặng là giá tính thuế GTGT của các hàng hoá, dịch vụ cùng loại. Hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Khoản 5, điều 14 Thông tư 219/2013/TT- BTC quy định:
“ Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá( kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”
Theo quy định trên, thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho, biếu, tặng được khấu trừ thuế đầu vào và chịu thuế GTGT đầu ra.
Tuy nhiên, đối với hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT như phần mềm, nông sản chưa qua chế biến, đào tạo, dạy nghề,… nếu dùng cho biếu, tặng sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
a. Đối với quà tặng khách hàng:
“ Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
( Theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT- BTC)
Theo quy định trên chi phí mua hàng để cho, biếu, tặng khách hàng là chi phí liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu khoản chi phí này có đầy đủ hoá đơn, chứng từ. Và có chứng từ chứng minh thanh toán không dùng tiền mặt đối với những hoá đơn có tổng giá thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thì được tính vào chi phí được trừ.
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về những khoản chi được trừ như sau:
“ Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch hoạ, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập, chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động( trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động theo quy định của pháp luật) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”
Như vậy, chi phí mua quà lễ, tết cho nhân viên là khoản chi có tính chất phúc lợi. Và được tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng 2 điều kiện sau:
+ Tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp:
01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế
+ Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì:
01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế=
Trong đó: Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định. ( Không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Xem thêm: Thuế TNDN và cách tính thuế TNDN
5. Hạch toán hàng cho, biếu, tặng:
Nợ TK 641 ( Nếu theo thông thư 200)
Nợ TK 642 ( Nếu theo TT 133)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3331
Nợ TK 152, 153, 156
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331
Nợ TK 641, 642
Có TK 152, 153, 155, 156
Có TK 3331
Nợ TK 353: Quỳ khen thưởng phúc lợi( Tổng giá thanh toán)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 152, 153, 155, 156
Trên đây là những quy định về các chi phí liên quan đến hàng biếu, tặng, cho khách hàng, đối tác và công nhân viên trong doanh nghiệp. Công ty TNHH GA Advisor Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề về hạch toán kế toán và các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
Các bài viết tham khảo:
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Giải pháp kếtoán trọn gói cho các cá nhân và doanh nghiệp
Báo cáo thuế là gì? Các vấn đề liên quan đến báo cáo thuế
Quy định về hàng cho, biếu, tặng trong doanh nghiệp
Phân loại các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, có năm loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH Một Thành […]
9 công việc kế toán thuế trọn gói dịch vụ của GA Accounting
Kế toán thuế là vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Vậy công việc kế toán thuế là gì? Đâu là những đầu việc kế toán thuế mà dịch vụ kế toán thuế trọn gói GA Accounting cung cấp? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tin mới nhất