Thị trường kinh doanh ngày càng năng động và phát triển, kèm theo đó là nhu cầu góp vốn của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng tăng. Góp vốn tiền mặt cũng là một hình thức góp vốn.Vậy pháp luật quy định về hình thức góp vốn này như thế nào? Có phải bất cứ cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có thể góp vốn bằng tiền mặt ? Bài viết chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình này.

1. Bắt buộc doanh nghiệp góp vốn bằng hình thức chuyển khoản

Thu-tuc-gop-von-bang-tien-mat

Quy định góp vốn vào công ty

Căn cứ theo Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định quy định về thanh toán bằng tiền mặt và tại Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt.

  • Các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt như là tiền giấy hay tiền kim loại do Ngân hàng nhà nước phát hành để thanh toán khi thực hiện các giao dịch như là góp vốn hay mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác
  • Doanh nghiệp thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp hay góp vốn vào các doanh nghiệp khác thì thực hiện bằng các hình thức:
    • Thanh toán bằng hình thức Séc;
    • Thanh toán bằng hình thức chuyển tiền – ủy nhiệm chi;
    • Những hình thức thanh toán mà không sử dụng tiền mặt phù hợp theo quy định của pháp luật.
  • Chú ý: Thông tư này chỉ áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp có giao dịch góp vốn, mua bán hay chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác hay là hình thức thanh toán khác của các doanh nghiệp nhưng không phải là tổ chức tín dụng trong các quan hệ vay, trả nợ, cho vay lẫn nhau ở Việt Nam. Vậy nên đối tượng ở thông tư này phải là doanh nghiệp, không phải là cá nhân góp vốn.

2. Cá nhân được phép góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp

thu-tuc-gop-von-bang-tien-mat

Cá nhân được phép góp vốn bằng tiền mặt

  • Theo quy định tại Điều 34 của Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về tài sản góp vốn thì:
    • Tài sản góp vốn là đồng Việt Nam, hay vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật, công nghệ hay tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam
    • Chỉ có cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc là có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản ở khoản 1 của điều này thì mới được quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
  • Mặt khác cũng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 223/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định về thanh toán bằng tiền mặt.
  • Theo quy định công văn số 786/TCT-CS ngày 01/03/2016 của tổng cục thuế về chính sách thuế.
    • Các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt vào các giao dịch góp vốn hay là mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
    • Đối với những doanh nghiệp mà không phải là tổ chức tín dụng thì không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.

=> Từ tất cả những quy định của pháp luật nêu trên cho thấy những quy định này không áp dụng đối với cá nhân khi thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp, có nghĩa là cá nhân được phép góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp.

3. Thủ tục góp vốn bằng tiền mặt

capital-contribution-in-cash

Thủ tục góp vốn bằng tiền mặt

Để góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp, các cá nhân cần thực hiện thủ tục góp vốn bằng tiền mặt sau:

  • Các giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm dưới đây:
    • Một là, phiếu thu trong đó phần nội dung có ghi rõ về góp vốn kinh doanh vào công ty và có đầy đủ tất cả những chữ ký của những người liên quan như là chữ ký của người nộp tiền, chữ ký của người thu tiền, chữ ký của người lập phiếu, chữ ký của giám đốc hoặc là tổng giám đốc.
    • Hai là, cần phải có biên bản kiểm kê tiền mặt (Biên bản này thì kiểm đếm về số lượng tiền và loại tiền cụ thể như thế nào
    • Ba là, biên bản góp vốn của người góp vốn. khi thực hiện góp vốn.
  • Về thời gian góp vốn thành lập công ty bằng tiền mặt
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về góp vốn thành lập công ty:
    • Chủ sở hữu của công ty phải góp cho công ty đúng và đủ về loại tài sản mà đã cam kết góp vốn khi thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời gian này thì chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ và quyền tương ứng với phần góp mà mình đã cam kết.

Bài viết trên đây mà chúng tôi chia sẻ hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến góp vốn bằng tiền mặt theo quy định của pháp luật hiện hành, để từ đó áp dụng pháp luật một cách chính xác và hiệu quả.

Share to be shared!
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên quan