Quản lý rủi ro tuân thủ thuế là một phương thức quản lý hiện đại và khoa học nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế nói chung và các doanh nghiệp lớn nói riêng.

Trong 10 năm qua qua, vấn đề tuân thủ thuế của các doanh nghiệp lớn đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý thuế trên thế giới.

Do mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, bản chất hoạt động kinh doanh phức tạp và dàn trải trên nhiều vùng, lãnh thổ và quốc gia nên các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia có rủi ro tuân thủ thuế cao. Đây là thách thức không nhỏ cho các cơ quan quản lý thuế.

Bài viết tập trung làm rõ các vấn đề trong công tác quản lý rủi ro tuân thủ thuế đối với các doanh nghiệp lớn hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tuân thủ thuế tại Việt Nam.

Đặt vấn đề

Trong 10 năm qua, vấn đề tuân thủ thuế của các doanh nghiệp lớn (DNL) đã trở thành mối quan tâm toàn cầu (Braithwaite, 2005). Cơ quan thuế đã phải đối diện với không ít thách thức trong việc tổ chức quản lý thuế của các DNL, bởi các DN này thường hoạt động trên phạm vi nhiều quốc gia, có yếu tố nước ngoài, cơ cấu tổ chức phức tạp. Các vụ tranh chấp về thuế nổi tiếng thường diễn ra giữa Chính phủ các nước với các tập đoàn toàn cầu như: Google, Apple và Amazon (Tomkins, Packman, Russel & Colville, 2001).

Là quốc gia đang phát triển, có độ mở cao và chính sách hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đang đối diện với những vấn đề lớn liên quan đến quản lý rủi ro tuân thủ thuế của DNL, đặc biệt là các DN FDI.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2016, tình trạng thất thu thuế ước tính khoảng 64 nghìn tỷ đồng, tương đương với 5,8% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN). Con số thất thu này chủ yếu do các chính sách ưu đãi về thuế đối với các DN FDI và các hoạt động chuyển giá. Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài Chính), từ năm 2012-2016 có đến 44%-51% DN FDI báo lỗ, nhưng vẫn thực hiện đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, nhóm chuyên gia quản lý thuế thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính với chủ đề “Rủi ro tuân thủ thuế ở các DNL tại Việt Nam”. Bài viết này tập trung đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tuân thủ thuế đối với các DNL tại Việt Nam được đúc kết từ kết quả nghiên cứu của đề tài.

Một số vấn đề lý luận về quản lý rủi ro tuân thủ thuế

Khái niệm về tuân thủ thuế xoay quanh 2 khía cạnh, theo lý thuyết đó là sự tự nguyện tuân thủ của người nộp thuế còn dưới giác độ pháp lý, đó là sự bắt buộc người nộp thuế phải tuân thủ nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật. James và Alley (2002, trang 32) định nghĩa: Tuân thủ thuế là “sự tự nguyện của cá nhân và tổ chức nộp thuế trong việc hành động theo các quy định của pháp luật về thuế mà không cần sự cưỡng chế từ cơ quan quản lý thuế”. Ở khía cạnh khác, McKerchar (2003) định nghĩa: Tuân thủ thuế có nghĩa là NNT kê khai đầy đủ và đúng hạn số thuế phải nộp, nộp thuế đúng hạn và lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo các quy định của pháp luật và quyết định của tòa án.

Theo quan điểm của cơ quan thuế Việt Nam (Tổng cục Thuế) tuân thủ thuế là việc chấp hành nghĩa vụ của NNT theo đúng quy định bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, báo cáo thuế. Bất kỳ vi phạm nào trong các khâu này đều dẫn đến sự không tuân thủ thuế ở các mức độ khác nhau. Như vậy, tuân thủ thuế là một khái niệm bao hàm cả ý nghĩa pháp lý và thực tế.

Khi NNT không tuân thủ thuế, bao gồm cả hành vi chủ ý và không chủ ý phạm luật hoặc không phạm luật (kể cả vô tình hay cố ý) đều dẫn đến số thuế phải nộp giảm đi và khi đó rủi ro tuân thủ thuế sẽ tăng cao, buộc các cơ quan quản lý phải có các chính sách và giải pháp nhằm quản lý rủi ro tuân thủ thuế có hiệu quả.

Rủi ro tuân thủ thuế được hiểu theo các cách khác nhau giữa giác độ của NNT và nhà quản lý. Dưới giác độ NNT, Wunder (2009, trang 16) cho rằng, rủi ro về thuế là khả năng kết quả về thuế khác so với những gì một DN dự kiến do nhiều nguyên nhân như thay đổi trong luật thuế, thanh tra, kiểm tra thuế nhiều hơn, sự không chắc chắn trong cách hiểu luật, sự thay đổi điều kiện của công ty…

Dưới giác độ của cơ quan quản lý thuế, thì “rủi ro về thuế” là nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc NSNN (Thông tư số 204/2015/TT-BTC). Như vậy, quan niệm về rủi ro tuân thủ thuế dưới giác độ NNT và cơ quan quản lý nhà nước là khác nhau, nhưng nội hàm của hai cách hiểu đều cho thấy, rủi ro tuân thủ thuế cho dù dưới giác độ nào cũng cần phải quản lý, để giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức. Dưới giác độ của nhà quản lý, mục tiêu của tổ chức chính là việc đảm bảo số thuế thu đúng và đủ theo quy định của pháp luật.

Quản lý rủi ro là quá trình thực hiện các biện pháp để giải quyết những rủi ro phát sinh gắn với các nội dung quản ý để đạt được các mục tiêu đề ra. Trong quản lý thuế, quản lý rủi ro được định nghĩa là một quy trình quản lý mang tính hệ thống trong đó các cơ quan thuế lựa chọn một cách kỹ lưỡng các công cụ xử lý hiệu quả nhằm tăng tính tuân thủ và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên năng lực có sẵn và những hiểu biết về hành vi của NNT (Ủy ban châu Âu, 2006). Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2010) định nghĩa: Quản lý rủi ro tuân thủ là quy trình quản lý dựa trên sự hiểu biết và sự xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế của NNT, từ đó thực hiện các biện pháp thích hợp để xử lý các hành vi không tuân thủ một cách hiệu quả.

Như vậy, có thể hiểu, quản lý rủi ro tuân thủ thuế là một phương thức quản lý nhằm đạt được sự tuân thủ tối đa của NNT. Cơ quan thuế đã thực hiện phân loại NNT theo mức độ tuân thủ pháp luật thuế để phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình cho nhóm NNT có mức độ tuân thủ thấp nhất, khả năng gian lận về thuế cao nhất; tăng cường thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi không tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Đối với các DNL, việc quản lý rủi ro tuân thủ thuế ngày càng trở nên quan trọng hơn, do nhóm NNT này có quy mô lớn, cấu trúc hoạt động phức tạp, hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và phạm vi hoạt động dàn trải trên nhiều vùng lãnh thổ, có các hoạt động xuyên biên giới nên có nguy cơ cao về việc tuân thủ thuế.

Thực trạng quản lý rủi ro tuân thủ thuế ở các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam

Ở Việt Nam, quản lý rủi ro tuân thủ thuế đã được chính thức luật hóa tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012) và các văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm: Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 204/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Tiếp đó, Luật Quản lý thuế mới (Luật số 38/2019/QH14 của Quốc hội ngày 13/06/2019, có hiệu lực từ ngày 01/07/2020) đã quy định cụ thể hơn với phạm vi rộng hơn đối với cơ chế áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Theo đó, việc áp dụng quản lý rủi ro tuân thủ được thực hiện trong tất cả các khâu của công tác quản lý thuế và bổ sung áp dụng biện pháp ưu tiên đối với NNT có lịch sử tuân thủ tốt. Đây là bước tiến quan trọng trước yêu cầu vừa phải thu thuế hiệu quả, vừa phải tăng cường tính tuân thủ của NNT trong khi đề cao việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho DN và người dân.

Đối với các DNL, việc quản lý rủi ro tuân thủ thuế cũng được áp dụng theo các văn bản pháp luật nói chung của ngành Thuế. Tuy nhiên, do các yếu tố đặc thù của DNL, Tổng cục Thuế đã giao cho Vụ Quản lý thuế DNL thực hiện các chức năng quản lý thuế đối với nhóm NNT này. Trải qua gần 10 năm, công tác quản lý rủi ro tuân thủ thuế trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với DNL nói riêng đã đạt được các kết quả tích cực, được thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, thành lập Ban Quản lý rủi ro (trực thuộc Tổng cục Thuế) chuyên trách thực hiện các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tuân thủ thuế. Kể từ khi Ban Quản lý rủi ro ra đời, công tác quản lý rủi ro tuân thủ thuế của ngành Thuế được thực hiện một cách có hệ thống, bài bản và khoa học hơn.

Share to be shared!
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Related Post

  • types of business in vietnam - latest updated

    Types of business in Vietnam

    Vietnam offers some choices when setting up a business in the country. According to VIETNAM ENTERPRISE LAW 2014, there are 5 types of business.

    Share to be shared!
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    •  
    See more